-Vui lòng xem tiếng Việt bên dưới-
DO YOU KNOW THE DIFFERENCES OF "GREEN", "SUSTAINABLE", "ECO-FRIENDLY", "ETHICAL", "FAIRTRADE", "CLEAN", "ORGANIC", "NON-TOXIC" AND "CONSCIOUS"?
Green = earthy, natural
Sustainable = maintain earth’s viability
Eco-friendly = "environmentally friendly, eco"
Ethical = buy products produced morally.
Fair-trade = shop
Clean = using natural ingredient without pesticide.
Organic = products made from animals or plants.
Non-Toxic = product with no harmful chemicals
Artisan = hand-craft
Conscious = aware of the products’ origin
Thoughtful = being considerate to farmers, producers.
If these words are being used carelessly, especially in the marketing department, it will be confusing, misunderstood, misleading because the words seem synonymous, or similar meaning. Almost all of these words refer to cognitive as well as social and environmental responsibility, which are interrelated. In semantics, it is important to properly understand the differences of each word, to use correctly and be able to understand what the manufacturer or the ads use, and be knowledgeable and responsible consumers.
To further explain this, here are some basic guidelines for curious people and want to discover more about the different shades of GREEN!
"GREEN", "ENVIRONMENTAL FRIENDLY" AND "SUSTAINABILITY"
The meaning of the word "GREEN" is no longer simply to talk about a color. Today, this term is used continuously in the common word use in communication to talk about almost everything related to environmental benefits, from the action, the movement to the both in architecture and fashion.
"ENVIRONMENTAL FRIENDLY" does not have a broad meaning. It refers to something that does not harm the Earth.
"SUSTAINABILITY" is the most defined term here, and it represents a broad range of issues and activities, according to the United Nations, "Sustainability" means MEETING THE NEEDS OF THE PRESENT WITHOUT COMPROMISING THE ABILITY OF FUTURE GENERATIONS TO MEET THEIR OWN NEED.
Sustainability is primarily for the future. It refers to tools or actions that create value for the environment, society and the economy, and do not use too much resources or pollute. All of these aspects are included in the word "sustainability".
Compared to 'Green' and 'Environmentally Friendly', 'Sustainability' has a much higher standard. Sustainability includes environmentally friendly activities and green products, but "Green" does not always mean "Sustainable". For example, a product made from renewable materials can be considered green, but the life-cycle analysis of this product indicates that people have consumed a lot of energy to produce and transport the item; plus if it does not have a proper way to dispose this product after use, it is not considered sustainable.
Honestly, not many products in the consumer world out there are truly sustainable. Instead, some products are slightly more durable when compared to their alternative products.
"CLEAN", "NON TOXIC" AND "ORGANIC"
The increasing demand for safe products, mainly in the healthcare and beauty industry, has created the terms "CLEAN" and "NON TOXIC", and they are quite similar. "Clean" refers to ingredients, natural or synthetic, that not harmful to your health. The "Non Toxic" product does not contain ingredients that may be harmful to your health or the environment. When it comes to beauty products or cleansing products, LaiDay will often use "Non Toxic", simply because it is more accurate and consistent than clean living terms.
"ORGANIC" is a legal term, used by USDA to certify food, beauty products and other agricultural products produced in a particular way - essentially without synthetics harmful to the environment and human health. We only use this term when it comes to food, restaurants, beauty products ... using organic ingredients.
"ETHICS", "FAIR TRADING" AND "ARTISAN"
Since the 1980s, global trade has changed in a more positive direction, especially in developing regions of the world.
It started with the "FAIR TRADE" movement to protect producers of coffee, cocoa and tea with low prices on the international market. This is a well-defined term and is only used when it is certified by an international regulatory organization, such as the Fair Trading Certificate, the Fair Trade Federation, World Fair Trade. LaiDay Refill will only use this term with certified products and have a logo indicating this.
ETHICAL TRADE refers to the working conditions of workers producing clothing, toys, food and other products for multinational companies, as well as how they are paid for their works. This is a broad term not properly certified or defined, but it is still useful for describing the type of product you want to buy.
The term "ARTISAN" goes against the industrial production chain. Handmade products are usually hand-made and manufactured with minimal automation by skilled workers in developing countries. But, the reality that something is done by hand does not mean it is sustainable.
"BE CONSCIOUS, BE RESPONSIBLE" and "CONSIDERABLE, THOUGHTFUL"
"BE CONSCIOUS, BE RESPONSIBLE" is often directed towards consumer consciousness and high standards of health and environment. Being a responsible consumer means knowing how to read and understand labels, product information, and understand that with sustainable, organic and animal-friendly products ... the cost will have to be higher. "BE CONSCIOUS, BE RESPONSIBLE" is a word about a way of life, which is also a term for describing people, businesses, or ways of thinking, rather than talking about specific products.
Meanwhile, "CONSIDERABLE, THOUGHTFUL" is attending to the needs of others, being fully informed about a certain topic to make decisions or form a point of view. "CONSIDERABLE, THOUGHTFUL" expresses all the ideas, and words mentioned in this article, and it can be seen as an overarching goal. "Considerable, thoughtful" goes far beyond becoming a responsible buyer and recycler. Buying local products is good, but using analytical methods to read labels or choosing eco-friendly packaging are just the starting point.
"CONSIDERABLE, THOUGHTFUL" and awareness must accompany the pursuit of an entirely new way of life, a way of prioritizing minimalism, "less is more". Accepting "slow fashion", is the “LIFESTYLE that DESIGNING, MANUFACTURING, AND PURCHASING MOVE AT A SLOW PACE, WE BUY LESS AND PRACTICE THE ART OF LETTING GO OF UNNECESSARY ITEMS”. Grow our own food or buy at farmers’ markets. Learn to make your own skin care products with natural ingredients. Clean the surrounding environment by removing pollutants and breaking messy habit. Sell and donate things that are no longer necessary to you. Choose life with a small house located in the pedestrian friendly area and easy access to public transportation. Read lots of quality literature and materials on environmental and human rights issues, and be a "considerable, thoughtful for others, thoughtful for tomorrow" citizen.
BẠN CÓ BIẾT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC KHÁI NIỆM “GREEN”, “SUSTAINABLE”, “ECO-FRIENDLY”, “ETHICAL”, “FAIRTRADE”, “CLEAN”, “ORGANIC”, “NON-TOXIC”, VÀ “CONSCIOUS”?
Green = tạm dịch “Xanh”
Sustainable = tạm dịch “Bền vững”
Eco-friendly = tạm dịch “thân thiện với môi trường, sinh thái”
Ethical = tạm dịch “Có đạo đức”
Fairtrade = tạm dịch “Thương mại bình đẳng”
Clean = tạm dịch “Sạch”
Organic = tạm dịch “Hữu cơ”
Non-Toxic = tạm dịch “Không độc hại”
Artisan = tạm dịch “Thủ công”
Conscious = tạm dịch “Có trách nhiệm, có ý thức”
Thoughful = tạm dịch “Sâu sắc, biết nghĩ cho người khác, biết nghĩ xa cho sau nay”
Nếu dùng những từ này một cách bất cẩn, đặc biệt là bộ phận marketing, sẽ dễ gây bối rối, hiểu sai, hiểu lệch do các từ này dường như đồng nghĩa, hay gần nghĩa. Hầu như các từ này đều ám chỉ về nhận thức cũng như trách nhiệm xã hội và môi trường, có tương quan đến nhau. Trong ngữ nghĩa, rất cần hiểu đúng sự khác biệt của từng từ, để rồi dùng đúng và có thể hiểu kỹ những gì các nhà sản xuất hay các quảng cáo dùng, và là những người tiêu dùng có hiểu biết, có trách nhiệm.
Để giải thích thêm về vấn đề này, dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản dành cho những người tò mò và muốn khám phá thêm về những sắc thái khác nhau của XANH!
“XANH”, “THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG” VÀ “BỀN VỮNG”
Ý nghĩa của từ "XANH" không còn đơn giản chỉ là để nói về một màu sắc. Hiện nay, từ ngữ này được sử dụng một cách liên tục trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường để nói về hầu hết tất cả mọi thứ liên quan đến việc đem lại lợi ích cho môi trường, từ các hành động, phong trào cho đến cả trong kiến trúc và thời trang.
“THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG” thì lại không mang một nghĩa quá rộng. Nó nói tới một thứ gì đó không gây hại cho Trái Đất.
Còn “BỀN VỮNG” lại là thuật ngữ được định nghĩa chính xác nhất ở đây, và nó đại diện cho một phạm vi rộng các vấn đề và hoạt động, theo Liên Hợp Quốc, “Bền vững” có nghĩa là KHÔNG GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG, CƠ HỘI CỦA THẾ HỆ TƯƠNG LAI TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG, THOẢ MÃN NHU CẦU TRONG CUỘC SỐNG LÚC ĐÓ.
Sự bền vững chủ yếu hướng tới tương lai. Nó nói đến các công cụ hay hành động đang tạo ra giá trị lợi ích cho môi trường, xã hội và kinh tế, đồng thời không sử dụng quá nhiều tài nguyên hoặc gây ô nhiễm. Tất cả các khía cạnh này đều được bao hàm trong một từ “Bền vững”
So với ‘Xanh” và “Thân thiện với môi trường”, “Bền vững” có tiêu chuẩn cao hơn nhiều. Tính bền vững bao gồm các hoạt động thân thiện với môi trường và các sản phẩm xanh, nhưng “Xanh” lại không phải lúc nào cũng có nghĩa là “Bền vững”. Ví dụ, một sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái tạo có thể được coi là xanh, nhưng nếu việc phân tích cả vòng đời của sản phẩm này chỉ ra rằng người ta đã phải dùng nhiều năng lượng để sản xuất và vận chuyển món hàng này, và nếu nó chưa có một phương pháp hợp lí để xử lý sản phẩm này sau khi dùng xong thì nó vẫn chưa được xem là bền vững.
Thành thật mà nói, không có nhiều sản phẩm trong thế giới đồ tiêu dùng ngoài kia thực sự bền vững. Mà thay vào đó là một số sản phẩm bền vững hơn một chút khi so sánh với các sản phẩm thay thế của nó.
“SẠCH”, “KHÔNG ĐỘC HẠI” VÀ “HỮU CƠ”
Nhu cầu tăng về các sản phẩm an toàn, chủ yếu là trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, đã tạo ra các thuật ngữ “SẠCH” và “KHÔNG ĐỘC HẠI”, và chúng khá là tương tự nhau. “Sạch” nói đến các thành phần, tự nhiên hoặc tổng hợp, không có hại cho sức khỏe của bạn. Sản phẩm “Không độc hại” thì không chứa các thành phần có thể gây hại cho sức khỏe hoặc môi trường. Khi nói về các sản phẩm làm đẹp hay sản phẩm làm sạch, sau này Lại Đây sẽ thường sử dụng “Không độc hại”, đơn giản vì nó chính xác và phù hợp hơn so với thuật ngữ lối sống sạch.
“HỮU CƠ” là một thuật ngữ có tính pháp lý, được USDA sử dụng để chứng nhận thực phẩm, sản phẩm làm đẹp và các sản phẩm nông nghiệp khác được sản xuất theo một phương pháp cụ thể - chủ yếu là không có hóa chất tổng hợp có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta chỉ sử dụng thuật ngữ này khi nói về thực phẩm, nhà hàng, sản phẩm làm đẹp... có sử dụng các thành phần được chứng nhận hữu cơ.
“CÓ ĐẠO ĐỨC”, “THƯƠNG MẠI BÌNH ĐẲNG” VÀ “THỦ CÔNG”
Kể từ những năm 1980, thương mại toàn cầu đã thay đổi tích cực hơn, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển của thế giới.
Nó bắt đầu với phong trào “THƯƠNG MẠI BÌNH ĐẲNG” để bảo vệ nhà sản xuất cà phê, ca cao và chè với mức giá thấp trên thị trường quốc tế. Đây là một thuật ngữ được định nghĩa chính xác và chỉ được sử dụng khi có chứng nhận từ một cơ quan quản lý quốc tế, như Chứng nhận Thương mại bình đẳng, Liên đoàn Thương mại bình đẳng, Trao đổi công bằng, hoặc Tổ chức Thương mại bình đẳng Thế giới. Lại Đây Refill sẽ chỉ sử dụng thuật ngữ này với các sản phẩm đã được chứng nhận và có một logo thể hiện điều này.
Xu hướng Thương mại CÓ ĐẠO ĐỨC nói đến các điều kiện làm việc của công nhân sản xuất quần áo, đồ chơi, thực phẩm và các sản phẩm khác cho các công ty đa quốc gia, cũng như việc họ được trả lương như thế nào cho công việc của mình. Đây là một thuật ngữ rộng không được chứng nhận hay được định nghĩa chính xác nhưng nó vẫn có tác dụng trong việc mô tả chung về loại sản phẩm mà bạn muốn mua.
Thuật ngữ “THỦ CÔNG” đi ngược lại với dây chuyền công nghiệp sản xuất sản phẩm. Các sản phẩm thủ công thường được làm bằng tay và được chế tạo với sự tự động hóa tối thiểu bởi những công nhân lành nghề ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế là một cái gì đó được làm bằng tay không có nghĩa là nó bền vững.
“CÓ TRÁCH NHIỆM, CÓ Ý THỨC” và “SÂU SẮC, BIẾT NGHĨ”
“CÓ TRÁCH NHIỆM, CÓ Ý THỨC” thường hướng đến nhận thức của người tiêu dùng và tiêu chuẩn cao về sức khoẻ và môi trường, tinh thần. Là người tiêu dùng có trách nhiệm tức là biết cách đọc và hiểu nhãn mắc, thông tin sản phẩm, và biết là với các sản phẩm bền vững, hữu cơ, thân thiện với động vật… thì chi phí bỏ ra sẽ phải cao hơn. “Có trách nhiệm, có ý thức” là từ chỉ về một lối sống, cũng là một từ để mô tả về con người, doanh nghiệp, hay cách nghĩ về đồ vật, chứ không hẳn là nói về sản phẩm cụ thể.
Trong khi đó, “SÂU SẮC, BIẾT NGHĨ” lại hướng về sự quan tâm đến nhu cầu của người khác, được thông tin đầy đủ về 1 đề tài nào đó để ra quyết định hay hình thành 1 quan điểm. “SÂU SẮC, BIẾT NGHĨ” thể hiện hết những ý, những từ nêu trên trong bài này, và nó có thể được xem như một mục tiêu bao quát. “Sâu sắc, biết nghĩ” còn vượt xa hơn cả việc trở thành một người mua hàng và một người tái chế có trách nhiệm. Mua sản phẩm địa phương là tốt, nhưng phương pháp phân tích khi nói về việc đọc các nhãn mác hay chọn loại bao bì thân thiện với môi trường chỉ là điểm khởi đầu.
Thực sự “SÂU SẮC, BIẾT NGHĨ “và nhận thức phải đi cùng việc theo đuổi một lối sống hoàn toàn mới, một lối sống ưu tiên sự tối giản, “less is more”. Chấp nhận “thời trang chậm”, là LỐI SỐNG MÀ VIỆC THIẾT KẾ, SẢN XUẤT, MUA SẮM, SỬ DỤNG CHUYỂN ĐỘNG CHẬM RÃI HƠN, CHÚNG TA MUA ÍT HƠN VÀ TẬP TỪ BỎ NHỮNG MÓN ĐỒ KHÔNG CẦN THIẾT. Tự nuôi trồng thức ăn hoặc mua thực phẩm tại cửa hàng của nông dân. Học cách tự làm các sản phẩm chăm sóc da với nguyên liệu tự nhiên. Làm sạch môi trường sống xung quanh bằng cách loại bỏ các chất gây ô nhiễm và bỏ thói bừa bộn. Bán và tặng những thứ không còn cần thiết với bạn nữa. Chọn cuộc sống với một ngôi nhà nhỏ nằm trong khu phố đi bộ và có phương tiện giao thông công cộng. Đọc nhiều tài liệu, sách báo có chất lượng về các chủ đề môi trường và nhân quyền, và hãy là một công dân “sâu sắc, biết nghĩ cho người khác, biết nghĩ cho sau này”.
Credit: Nguyen Da Quyen
Comments